PHÂN BIỆT TÍN HIỆU PNP VÀ NPN - ideagroupvn.com

PHÂN BIỆT TÍN HIỆU PNP VÀ NPN

Đối với các bô lão làng trong nghề điện thì “nhắm mắt” cũng hiểu được tín hiệu PNP và NPN là gì nhưng với các bạn mới vào nghề hoặc các bạn sinh viên mới ra trường thì có lẽ đôi khi cũng hơi bối rối với hai khái niệm này phải không ạ!

Phân biệt sự khác nhau giữa cảm biến NPN và PNP

  1. Tín hiệu PNP: Cảm biến PNP(loại NO) khi được kích hoạt sẽ mang điện áp dương, nghĩa là lúc này dòng điện sẽ chạy từ nguồn dương -> cảm biến -> chạy qua tải -> cuối cùng là về nguồn âm(0V).
    Cảm biến PNP loại NC thì cũng cùng cách mắc tải với lại PNP(loại NO) nhưng khi bị kích hoạt sẽ mang  điện áp 0V, khi không bị kích hoạt thì sẽ mang điện áp dương.
    Cách lấy tín hiệu từ cảm biến PNP: một đầu dây của tải ta mắc vào nguồn âm 0V, đầu còn lại thì mắc vào chân tín hiệu OUT của cảm biến.


  2. Tín hiệu NPN: Cảm biến NPN(loại NO) khi được kích hoạt sẽ mang điện áp 0V, nghĩa là dòng điện sẽ chạy từ nguồn dương -> Tải ->Cảm biến -> Nguồn âm 0V.

    Cảm biến NPN loại NC thì cũng cùng cách mắc tải nhưng tín hiệu thì ngược lại, khi được kích hoạt thì chân tín hiệu sẽ mang điện áp dương và khi không kích hoạt
    thì sẽ mang điện áp 0V.
    Cách lấy tín hiệu cảm biến NPN: một đầu dây của tải mắc vào nguồn dương và đầu còn lại của tải thì mắc vào chân tín hiệu OUT của cảm biến.

*Chú ý: Khi sử dụng cảm biến trong môi trường dễ cháy nổ(chứng chỉ Atex Zone 0 hoặc 1) thì bắt buộc phải dùng cảm biến theo chuẩn NPN vì khi đó tiếp điểm sẽ không mang điện áp dương và sẽ không sinh ra tia lửa điện, giảm nguy cơ cháy nổ.

RECENT POSTS: