Trong những năm gần đây, do vấn đề thiếu hụt lao động nên việc tự động hóa các hoạt động vận chuyển trong nhà kho ngày càng được chú ý, các loại robot vận tải tự động cũng ngày càng được phát triển. Hôm nay, chúng ta sẽ giải thích về AMR và sự khác biệt so với các robot vận tải khác như AGV và GTP.
1. AGV là gì?
Xe tự hành AGV, hay Robot AGV (Automation Guided Vehicle) là loại xe sử dụng các công nghệ dẫn đường như line từ, laser,… để vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu đến những địa điểm đã được đánh dấu sẵn mà không cần đến sự can thiệp của con người. Xe tự hành AGV hay còn được gọi là Robot kéo hàng, Robot vận chuyển hàng tự động.
Xe tự hành AGV là một phần của quá trình phát triển nhà máy thông minh (Smart Factory), Kho thông minh cũng như tự động hóa trong công nghiệp. Hiện nay xe tự hành AGV được sử dụng trong hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu của nhiều ngành nghề như: Công nghiệp ô tô, điện điện tử, Logistic, dược phẩm, y tế, hàng tiêu dùng…
2. AMR là gì?
Robot AMR (Autonomous Mobile Robot) là tên gọi của bất kỳ robot nào có khả năng di chuyển trong môi trường mà nó được đặt vào mà không cần có người điều khiển giám sát hoặc không cần một con đường cố định và xác định trước để chạy.
AMR robot có khả năng hiểu được môi trường xung quanh nó nhờ các cảm biến được cài đặt, cho phép nó:
- Thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất và đi con đường ngắn nhất có thể
- Tránh va chạm với các chướng ngại vật cố định (chẳng hạn như các cấu trúc cố định, các kệ, máy trạm, v.v.)
- Tránh va chạm với các chướng ngại vật đang di chuyển (chẳng hạn như người điều khiển, xe nâng, v.v.).
Khi tích hợp với các hệ thống kiểm soát kho hàng, robot AMR có thể tính toán ra các tuyến đường của riêng chúng, làm cho các quy trình làm việc được hiệu quả và năng suất hơn.
AMR có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ kho như vận chuyển, lấy hàng, giao hàng và sắp xếp hàng hóa, ngay cả trong những môi trường nguy hiểm hoặc độc hại.
3. GTP là gì?
GTP (Goods To Person), còn được gọi là hệ thống chuyển hàng đến tay người tìm. Các ví dụ nổi tiếng bao gồm KIVA được sử dụng bởi Amazon và EVE được sử dụng bởi Nike và Sagawa Global Logistics ở Nhật Bản. GTP này thay thế hành động “đi lựa hàng” bằng ” hàng tự động tới nơi người lựa”.
Trên thực tế, quá trình đi và chọn đơn hàng theo cách thủ công có thể chiếm hơn 50% thời gian của công việc chọn hàng. Do đó một giải pháp thay thế cho điều này thông qua việc sử dụng phương thức chọn hàng “tự đến người” (Goods-to-person – GTP).
Trong hệ thống GTP, nhân viên không cần di chuyển đến từng vị trí sản phẩm một để chọn đơn đặt hàng. Thay vào đó, hệ thống có thể lấy hàng cần thiết từ kho và giao hàng trực tiếp cho công nhân hoặc người vận hành. Khi đã chọn được lượng sản phẩm thích hợp, mặt hàng tiếp theo của đơn sẽ được giao cho công nhân lấy.
4. Sự khác nhau giữa AMR và AGV, GTP ?
Cách AMR hoạt động
AMR sẽ được sử dụng cho công việc hợp tác giữa con người và robot. Sau khi nắm được thông tin danh sách hàng hóa được chọn, AMR sẽ tự động đi đến vị trí cất giữ vật phẩm cần chọn và người điều khiển lấy vật phẩm từ kệ, đặt lên AMR. Sau khi chất hàng, AMR sẽ tự động đến địa điểm lấy hàng tiếp theo. Công việc này được lặp đi lặp lại, sau khi hoàn thành việc lấy hàng, AMR sẽ tự động vận chuyển các sản phẩm đã chọn đến khu vực đóng gói.
Cách GTP hoạt động
Ngay từ khâu thiết kế, GTP đã có một khu vực lấy hàng và phân loại được gọi là trạm làm việc và mọi người chỉ làm việc trong khu vực đó. Dựa trên danh sách hàng cần lấy, robot sẽ mang kệ chứa sản phẩm mục tiêu đến trạm làm việc. Mọi người lấy các sản phẩm ra khỏi kệ đã được vận chuyển đến trạm và phân loại chúng thành các thùng với dữ liệu được liên kết với từng điểm đến. Do đó, trong trường hợp sử dụng hệ thống GTP, Bạn sẽ không cần phải đi loanh quanh để tìm kiếm hàng hóa.
AMR và GTP Sự khác biệt trong các phương pháp điều hướng
- Phương pháp điều hướng của AMR
AMR chủ yếu nhận dạng cách bố trí, thiết bị, chướng ngại vật,… trong kho bằng nhận dạng hình ảnh bằng camera hoặc laser SLAM. Ưu điểm chính là nó không yêu cầu lắp đặt line từ, vốn được yêu cầu đối với các AGV thông thường, và có thể áp dụng ngay lập tức với hệ thống kho nhà bạn.
- Cách GTP nhận dạng vị trí
GTP nhận dạng mã QR được dán trên sàn bằng camera, từ đó biết được vị trí của kệ hàng, vị trí hiện tại của robot. Vì vậy, khi lắp đặt cần thiết kế cách bố trí kho hàng, địa điểm dán mã QR, vị trí giá kệ chuyên dụng.
Sự khác biệt về diện tích kho giữa AMR và GTP
Đối với cả AMR và GTP, diện tích của khu vực lấy hàng sẽ ảnh hưởng đến năng suất tùy thuộc vào khối lượng vận chuyển hàng ngày. Ví dụ, đối với AMR, diện tích phù hợp là khoảng 1000m2 và số lượng công nhân là 15 người trở lên. Về GTP, địa điểm làm việc nếu có quy mô lớn hơn AMR và có số lượng người lớn thì sẽ thu được hiệu quả tiết kiệm lao động và nâng cao năng suất. Về quy mô của kho thì trên 1500m2 và số lượng công nhân lấy hàng từ 20 người trở lên. Ví dụ: khi áp dụng hệ thống GTP, số lượng công nhân sẽ giảm từ 25 xuống còn 6 người, và sản lượng vận chuyển tăng hơn 30%.
Thời gian lắp đặt giữa AMR và GTP
Như đã đề cập ở trên, AMR không yêu cầu phải lắp đặt line từ dưới sàn, vì vậy nó có thể được đưa vào sử dụng ngay lập tức với nhà kho của bạn và thời gian setup bản đồ cho AMR cũng đơn giản.
Đối với GTP, cần phải tiến hành xem xét kỹ lưỡng ngay từ khâu thiết kế nhà kho, đồng thời phải gắn mã QR trên sàn để robot có thể nhận biết được vị trí của nó và lắp đặt các kệ chuyên dụng nên sẽ mất thời gian lắp đặt hơn.
RECENT POSTS: