TỰ ĐỘNG HÓA TRONG NGÀNH THỰC PHẨM - ideagroupvn.com

TỰ ĐỘNG HÓA TRONG NGÀNH THỰC PHẨM

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành công nghiệp chế tạo sản xuất là câu chuyện không mới. Nhưng ít ai biết rằng, ngành thực phẩm và đồ uống từ lâu đã bước chân vào con đường tự động hóa. Chỉ riêng năm 2019, ngành này đã lắp đặt 11,000 robot trên toàn thế giới. Các nhãn hàng đang trên đường đua “số hóa sản xuất” để bắt kịp thói quen tiêu dùng thay đổi chóng mặt của người dân. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem robot thực phẩm đang thay đổi ngành công nghiệp như thế nào.

Công nghệ kỹ thuật là cánh tay đắc lực cho mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:

  1. Kiểm soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng là một trong những lợi ích dễ thấy nhất của robot trong thực phẩm. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang ăn bánh mì lát được đóng gói cách đây vài thập kỷ, do bàn tay con người chế biến. Các lát cắt không bằng nhau, trọng lượng các lát khác nhau rất nhiều, và luôn có nguy cơ bị ô nhiễm do sự can thiệp của con người vào dây chuyền sản xuất. Giờ đây, khi thêm robot vào dây chuyền sản xuất, kết quả cho thấy bánh mì được cắt lát đều, không bị giảm chất lượng và không có nguy cơ nhiễm khuẩn, cùng với đó trọng lượng của mỗi lát đều phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hệ thống máy móc có vai trò đảm bảo tính đồng đều về chất lượng của sản phẩm.

Ngoài ra, ngành thực phẩm đòi hỏi cao về tính an toàn và hợp vệ sinh. Vì vậy, sự tham gia của tự động hóa hạn chế tiếp xúc của con người cũng như tác nhân bên ngoài, tránh xảy ra nhiễm khuẩn. Đồng thời các thiết bị chuyên dụng cho ngành thực phẩm thường được làm nhẵn, với chất liệu an toàn, dễ tẩy rửa.

  1. Đảm bảo quy trình an toàn cho công nhân

Một trong những lợi thế quan trọng nhất của tự động hóa là khả năng giảm thiểu mức độ rủi ro của người lao động. Công nhân sản xuất thực phẩm và đồ uống phải đối mặt với nhiều rủi ro về an toàn – bao gồm máy móc thiết bị nặng, lưỡi dao, mối nguy hóa chất và khả năng bị thương do sơ xuất. Ngoài ra, việc tiếp xúc thời gian dài trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, trong thời kì mà đại dịch Covid chưa biến mất, việc áp dụng công nghệ giúp đảm bảo giãn cách xã hội.

  1. Kiến tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho đơn vị sản xuất

Để một sản phẩm tồn tại được lâu trên thị trường, điều đặt lên hàng đầu là xây dựng niềm tin nơi khách hàng. Vì vậy, để duy trì sự tin tưởng, nhà sản xuất cần khẳng định sự chuyên nghiệp trong quy trình sản xuất cho đến chất lượng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Các sản phẩm an toàn, đồng đều, hợp vệ sinh, giá cả phải chăng luôn là điều mà mọi khách hàng hướng đến. Với mỗi sản phẩm lỗi hoặc thu hồi sản phẩm, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh mà doanh nghiệp đã xây dựng. Từ đó, khách hàng sẽ rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.

Ngành công nghiệp thực phẩm thường gắn mác có truyền thống tụt hậu so với những ngành khác về tự động hóa. Song, sự phát triển nhanh chóng của thời đại bắt buộc chúng phải thay đổi để bắt kịp xu hướng. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của biến chủng virus mới Corona, sự tham gia của hệ thống robotic trên sàn nhà máy đã thay thế từng bước cho hoạt của con người. Những nguyên do thúc đẩy sự thay đổi này bao gồm:

  • Tăng các quy định về thực phẩm
  • Yêu cầu số hóa
  • Tập trung hiệu quả và tính bền vững
  • Thay đổi thói quen tiêu dùng
  • Quy chuẩn về đảm bảo giãn cách an toàn phòng chống dịch

Trong hai thập kỉ qua, tự động hóa đã đưa ngành thực phẩm đi lên như vũ bão. Từ năm 2019 đến năm 2020, tăng trưởng toàn cầu trong ngành công nghiệp thực phẩm là 4,45%. Từ năm 2020 đến năm 2021, mức tăng trưởng đã tăng lên 7,26% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường bán hàng trực tuyến toàn cầu dự báo sẽ mở rộng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm) khoảng 28% từ năm 2020 đến năm 2026.

Sự xuất hiện của băng chuyền dài, AGV, hay các máy trộn, cắt, đóng gói công suất lớn càng ngày được cải tiến hiện đại hơn và đang dần trở nên quen thuộc. Tuy vẫn còn những thách thức, song, ta không thể không thừa nhận những tiến bộ trong việc áp dụng các thành tựu công nghệ kỹ thuật vào sản xuất của ngành thực phẩm – đồ uống.

RECENT POSTS: