Contents
- Tự động hóa đang từng ngày đóng góp cho sự chuyển mình của diện mạo kinh tế xã hội. Ta không thể không thừa nhận những thành tựu mà chúng mang lại cho cuộc sống con người. Nói như vậy, tự động hóa đã và đang có những bước đi như thế nào. Sau đây là danh sách các ngành công nghiệp có sự góp mặt của công nghệ tiên tiến này.
- 1.CƠ KHÍ Ô TÔ
- 2. CHĂM SÓC SỨC KHỎE
- 3. NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM
- 4. NGÀNH NHÀ HÀNG DỊCH VỤ
- 5. CHẾ TẠO
- 6. CHUỖI CUNG ỨNG
Tự động hóa đang từng ngày đóng góp cho sự chuyển mình của diện mạo kinh tế xã hội. Ta không thể không thừa nhận những thành tựu mà chúng mang lại cho cuộc sống con người. Nói như vậy, tự động hóa đã và đang có những bước đi như thế nào. Sau đây là danh sách các ngành công nghiệp có sự góp mặt của công nghệ tiên tiến này.
1.CƠ KHÍ Ô TÔ
Từ sau cuộc đại suy thoái 2008, ngành sản xuất ô tô buộc phải đổi mới để thích ứng với thời đại và vực dậy sức khỏe nền kinh tế. Cũng có thể nói cơ khí ô tô là ngành đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật vào quy trình sản xuất. Kỹ sư vốn dĩ phải trực tiếp thực hiện những công việc nguy hiểm, độc hại và đòi hỏi nhiều thể lực như sơn, hàn, lắp ráp thì nay hầu như đều được tự động hóa và thay thế bằng máy móc, robot.
Trên các sàn nhà máy sản xuất ô tô không hiếm hình ảnh cobot, robot cộng tác miệt mài thao tác với độ nhanh chóng và chính xác cao. Việc ứng dụng robot không chỉ tăng năng suất mà còn đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.
Trong tương lai không xa, tự động hóa không chỉ gói gọn giới hạn trong nhà máy, mà còn thay đổi định hướng sản xuất nhờ sự ‘bình thường mới” trong ứng dụng điện toán đám mây, IIoT, trợ lý ảo,…
2. CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Chăm sóc sức khỏe là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất nhưng cũng là gánh nặng trên toàn thế giới, và gánh nặng này càng thêm sâu sắc hơn do đại dịch. Người ta ước tính rằng đến năm 2030, sẽ thiếu khoảng 18 triệu nhân viên chăm sóc sức khỏe ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp. Ngoài ra, sẽ cần khoảng 9 triệu nhân viên chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới để có thể đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 3 của Liên hợp quốc về “Sức khỏe và cuộc sống tốt”. Do đó, các quốc gia trên toàn cầu đang bắt đầu chuyển sang tự động hóa để giải quyết những thách thức còn tồn đọng trong lĩnh vực y tế.
Để giảm tải công việc cho các nhân viên y tế, các công cụ cộng tác cần được áp dụng kịp thời. Hơn nữa còn mang lại hiệu quả cho việc giám sát tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Đến thời điểm hiện tại, robot đã và đang cộng tác với con người để vào phòng khám. Máy nội soi, tiểu phẫu thậm chí giải phẫu đều được ứng dụng máy móc. Đặc biệt, từ cú hích của đại dịch Covid, ngành y tế càng tăng cường sự hỗ trợ của robot như thiết bị khử trùng tự động, robot tự hành luân chuyển vật tư hay thăm khám trong môi trường nguy hiểm.
3. NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC PHẨM
Với sự gia tăng dân số liên tục lại có tình trạng thiếu người làm nông một cách đáng báo động, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta phải nỗ lực rất nhiều làm thế nào để đáp ứng nhu cầu thực phẩm nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các robot sẽ thực hiện các chức năng như làm cỏ, trồng cây, tưới nước, thu hoạch, bón phân, vắt sữa và vận chuyển sản phẩm. Những thiết bị cải tiến giúp cho việc nông nghiệp tự chủ gần như hoàn toàn, thuận tiện và ít chi phí về nhân công, năng lượng, nước, và thời gian hơn. Đồng thời tự động hóa nông nghiệp hứa hẹn về tương lai trồng trọt nhưng đảm bảo bảo vệ môi trường.
Ứng dụng robot, tự động hóa là nhiệm vụ mang tính thách thức nhưng cần thiết trong thời buổi hiện nay bởi những tính năng ưu việt mà nó mang lại. Giờ đây, sản xuất thực phẩm, đồ uống không đơn giản là kinh doanh nhỏ, lẻ mà được mở rộng với quy mô lớn, vươn mình trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng.
Để đáp ứng nhu cầu khổng lồ, đơn vị kinh doanh không thể áp dụng mãi mô hình sản xuất truyền thống lạc hậu mà cần cải tiến liên tục. Robot là thiết bị hữu dụng có thể thay thế các thao tác như trộn nguyên liệu, phân loại, đóng gói. Các băng chuyền hỗ trợ vận chuyển tự động và nhanh chóng. Robot và tự động hóa đảm bảo cho quy trình được khép kín, giảm thiểu tối đa lỗi do con người gây ra và đúng nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. NGÀNH NHÀ HÀNG DỊCH VỤ
Theo giáo sư Klauis Schwab (Đức), người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đồng thời là người đưa ra khái niệm “cách mạng công nghiệp 4.0”, đã đưa ra xác suất chuyển đổi tự động hóa của nhà hàng, quán cà phê là 97%. Nếu trước kia, các hình ảnh đội ngũ robot phục vụ con người một cách chuyên nghiệp chỉ có trong phim giả trưởng thì ngày nay câu chuyện đó đã trở thành hiện thực và bình thường hóa.
Trong khu bếp của các nhà hàng quy mô lớn, khi lượng khách quá đông, thì rất cần đến sự hỗ trợ của cánh tay robot và thiết bị máy móc. Không hiếm các loại máy trộn sallad, chiên thức ăn, làm bánh, làm pizaa,… Nhân viên và đầu bếp chỉ cần thực hiện công việc chuẩn bị nguyên liệu, giám sát hoặc chế biến các món phức tạp hơn.
Các con robot thực hiện nhiệm vụ như một bồi bàn, lễ tân thực thụ khi trò chuyện cùng khách, đưa món ăn đến tận bàn, dọn dẹp đơn giản.
Tại một số khách sạn, robot được sử dụng để vận chuyển thức ăn, các vật dụng theo yêu cầu của khách hàng.
5. CHẾ TẠO
Ngành công nghiệp đã chứng kiến những con robot đầu tiên từ năm 1961. Khi đó, robot chỉ hỗ trợ những thao tác đơn điệu và lặp lại. Nhưng càng về sau, những thế hệ robot sau này càng trở nên hiện đại, linh hoạt, thực hiện đa tác vụ với độ chính xác gần như tuyệt đối. Người ta dự đoán rằng ngành công nghiệp tự động hóa sẽ phát triển với tốc độ CAGR là 9,2% trong giai đoạn 2021-2028 và dự kiến sẽ tăng từ 191,74 tỷ USD vào năm 2021 lên 355,44 tỷ USD vào năm 2028.
Từ việc cải tiến bảo trì để giảm chi phí và an toàn hơn, tự động hóa có rất nhiều ưu thế để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất. Với sự tiến bộ trong công nghệ, các công ty sản xuất trên toàn cầu đang sử dụng những công cụ và kỹ thuật tự động hóa để hợp lý hóa các quy trình và đồng thời nâng cao năng suất lực lượng lao động.
6. CHUỖI CUNG ỨNG
Trước sự bùng nổ của công nghệ số, phương thức mua hàng con người ngày nay đang chuyển biến rõ nét. Cũng từ đó, ngành logistic đang mở ra một chương mới trên con đường phát triển. Tự động hóa và ứng dụng robot trong mô hình là điều không thể thiếu. Những quy trình mà tự động hóa có thể tham gia như:
- Xử lý đơn hàng: tự động hóa có thể tạo và kiểm soát quy trình mua bán hàng một cách đơn giản, hiệu quả, không bỏ sót. Chỉ cần ngồi tại gia và vài cú click chuột là bạn đã có thể mua hàng.
- Quản lý kho: kiểm kê hàng hóa từ nhà kho có thể nói là một công việc khá mệt mỏi. Quy mô càng lớn thì sự phức tạp càng cao, tỷ lệ xảy ra sai sót càng lớn. Nhưng nếu kho hàng của bạn có sự tham gia của robot thì sẽ như thế nào? Nhờ tích hợp IoTs, hệ thống cảm biến nhiệt, quang học,..robot có thể di chuyển trong kho, thay thế con người trong các thao tác sắp xếp, truy xuất thông tin, đóng gói và vận chuyển hàng.
Mục tiêu cuối cùng của tự động hóa và robot là cắt giảm chi phí và tăng năng suất trong nhiều lĩnh vực nhất có thể. Người ta lo sợ rằng robot sẽ lấy đi việc làm, nhưng chúng cũng sẽ tạo ra cơ hội trong nhiều lĩnh vực khác và mở ra những ngành nghề mới, biến thành tình huống đôi bên cùng có lợi.