TỔNG QUAN VỀ BARASHI BẢN VẼ CHI TIẾT (Phần 1/2)

TỔNG QUAN VỀ BARASHI BẢN VẼ CHI TIẾT (Phần 1/2)

1.Khái niệm về Barashi

Để có được một cái máy, 1 thiết bị hay một dây chuyền thì phải trải qua nhiều công đoạn mới có được. Đầu tiên là ý tưởng thiết kế -> Thiết kế bản vẽ lắp (2D hoặc 3D) -> Làm bản vẽ chi tiết (hay còn được gọi là Barashi chi tiết) -> Gia công -> Lắp ráp -> Kiểm tra -> Đóng gói -> Đưa vào sử dụng.

Công việc tách chi tiết từ 1 bản vẽ lắp 2D hoặc 3D vào một khung bản vẽ mới, ghi đầy đủ kích thước, dung sai, xử lý, ký hiệu,… thành một bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh. Công việc này được gọi là Barashi chi tiết. Sau này gọi tắt là barashi.

Như vậy công việc barashi rất quan trọng. Công việc này được xem như là thiết kế chi tiết. Bản vẽ chi tiết sau khi barashi sẽ được mang đi gia công. Chất lượng, độ chính xác và khả năng làm việc của chi tiết phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của bản vẽ chi tiết, chẳng hạn:

  • Làm sai khích thước sẽ không lắp được.
  • Cho giá trị dung sai không hợp lý cũng có thể không lắp được.
  • Độ nhám của chi tiết chỉ thị không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của chi tiết và có thể làm cho sản phẩm mà máy này làm ra bị lỗi, chất lượng kém.
  • Các yếu tố ảnh hưởng khác.

2. Một số kiến thức cơ bản cần biết trước khi barashi

2.1 Vật liệu chi tiết

Vật liệu của chi tiết thường dùng nhất là các loại thép cacbon, SUS, hợp kim nhôm (gọi chung là vật liệu nhôm), các loại vật liệu nhựa như: POM, MC Nilon, PET,… Ngoài ra còn có một số loại vật liệu khác.

3. Hướng dẫn barashi

3.1 Tiêu chuẩn khách hàng

Khi tiến hành làm bất cứ công việc gì của đơn hàng nào đó thì điều đầu tiên buộc phải làm là đọc kỹ tiêu chuẩn. Nắm rõ mọi nội dung trong tiêu chuẩn của khách hàng đưa ra.

3.2 Khung bản vẽ (Template)

Barashi thì buộc phải có khung bản vẽ, trước khi barashi, nếu khung bản vẽ chưa có thì phải yêu cầu Quản lý dự án cung cấp khung bản vẽ.

Đối với các phần mềm thiết kế 3D như SoliWorks, Inventor, Catia, Creo,… Khi thay đổi khung bản vẽ hay là tỷ lệ bản vẽ thì sẽ được thay đổi tự động nên khá dễ, các thuộc tính cũng sẽ tự động được thay đổi theo.

Đối với các phần mềm thiết kế 2D như Autocad, Icad, BricsCad,… Khi thay đổi bản vẽ hay là tỷ lệ bản vẽ sẽ không thay đổi tự động được (Ngoại trừ các modun được cài đặt sẵn) nên phải tự mình thay thế, một số thuộc tính cũng sẽ không tự thay đổi được, điều này phải đặc biệt chú ý. Khi thay đổi thì toàn bộ thuộc tính hiệu chỉnh sao cho phù hợp với khung bản vẽ hiện tại.

3.2 Quy định về layer chuẩn

Mỗi khách hàng thường có một quy định riêng về layer và lúc làm việc phải tuân thủ đúng layer mà khách hàng đã quy định. Thông thường, đối với các phần mềm thiết kế 3D, layer được thiết lập sẵn, lúc barashi sẽ tự động thay đổi, chỉ cần sử dụng đúng template khách hàng cung cấp là được. Còn đối với phần mềm thiết kế 2D, thì phải tuân theo quy định về layer của khách hàng.

Tiêu chuẩn về layer theo mỗi đơn hàng sẽ khác nhau, tùy vào khách hàng. Về cơ bản có những loại layer sau:

  • Layer đường bao ngoài: Nét liền đậm (out line), độ dày thường là từ 0.25~0.3mm.
  • Layer nét khuất: nét gạch gạch (hiden line), độ dày thường là từ 0.18~0.2mm.
  • Layer đường tâm: nét chấm gạch (center line), độ dầy thường là 0.13~0.15mm.
  • Layer đường kích thước: có độ dày bằng layer nét khuất. Text ghi chú cũng thường dùng chung layer này.
  • Nét liền mảnh: Dùng cho nét đường chân ren hay là chỉ thị cho nét cắt riêng phần, nét cắt break. Độ dày nét thường bằng với độ dày nét của đường tâm.
  • Nét 2 chấm gạch: dùng cho các đường tham chiếu, độ dày nét bằng với đường tâm.
  • Một số loại layer khác.

Chú ý: Đối với phần mềm Icad thì độ dày nét được chia theo 3 loại: Độ dày lớn, độ dày trung bình, độ dày nhỏ. Nếu không có chỉ thị từ khách hàng thì chúng ta chỉ dùng 2 loại là độ dày trung bình và độ dày nhỏ. Độ dày trung bình dùng cho đường bao ngoài, còn lại dùng độ dày nhỏ.

3.3 Góc chiếu, bố trí hình chiếu và gốc kích thước

Góc chiếu

Khác với tiêu chuẩn Việt Nam, góc chiếu theo tiêu chuẩn JIS là từ gốc chiếu thứ 3.

Cách bố trí hình chiếu trong bản vẽ

Thứ tự ưu tiên từ ① đến ⑤

Thông thường trong bản vẽ barashi và kể cả bản vẽ lắp, hình chiếu được bố trí chủ yếu theo từ ① đến ② (Hình chiếu chính ①, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh phải)

Ngoài quy tắc bố trí hình chiếu như trên hình còn có quy tắc bố trí khác như:

  • Theo các hướng đã bố trí trong bản vẽ lắp.
  • Theo quy tắc gia công.

Khi bố trí hình chiếu trên bản vẽ, tùy thuộc vào trường hợp nào mà ta chọn cho phù hợp. Bản vẽ làm ra phải dễ đọc, dễ hiệu và tránh gây nhầm lẫn.

Quy tắc bố trí hình chiếu một số chi tiết cơ bản

Chi tiết dạng trụ tròn thì bố trí nằm ngang, phần gia công nhiều để phía bên phải. (Bố trí theo quy tắc gia công)

Chi tiết có dạng dài thì bố trí nằm ngang.

Các dạng chi tiết khác.

Frame: Bố trí theo hướng làm việc thực tế. Phía dưới là phần phía dưới nền đất.

Bracket, tấm bẻ

Các tiêu chuẩn cơ bản

  • Tiêu chuẩn về lỗ ren, lỗ trơn, lỗ bậc, lỗ côn.
  • Tiêu chuẩn về các phụ kiện khác

Phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bước chi tiết thực hiện barashi, mong mọi người tiếp tục đón đọc nhé.