Ông Akira Yoshino là một kỹ sư, tốt nghiệp đại học Kyoto năm 1970 và thạc sỹ năm 1972. Sau đó ông được tuyển dụng vào Công ty Asahi Kasei như một kỹ sư về hoá học.
Cả cuộc đời ông gắn bó với pin lithium từ đó. Sau này khi đã ngoài 50 tuổi ông mới đi học tiến sỹ về hoá học tại Đại học Osaka. Ông là người có công lao rất lớn đê chế tạo thành công pin lithium hay còn gọi là pin sạc nhiều lần.
Pin lithium là gì?
Pin được biết là một loại thiết bị được dùng để lưu trữ năng lượng sử dụng. Các thiết bị điện thay vì sử dụng nguồn điện sẽ dùng đến pin giúp các thiết bị hoạt động như mong muốn. Tuy nhiên đối với pin sẽ có hạn sử dụng nhất định, một số loại pin khi xài hết năng lượng sẽ cần sạc lại, một số khác cần thay mới.
Pin Lithium là loại pin sạc lại được sử dụng phổ biến hiện nay
Pin Lithium còn gọi là pin Lithium Li-ion hay pin Li-ion là loại pin sạc được. Trong quá trình sử dụng các ion lithium sẽ di chuyển từ điện cực âm đến điện cực dương. Khi pin hết năng lượng và sạc lại các ion này sẽ di chuyển ngược lại từ điện cực dương đến điện cực âm. Như vậy pin Lithium sử dụng hợp chất Lithium để làm vật liệu điện cực.
Nhờ có loại pin này mà thế giới đã thầy đổi rất nhiều. Chúng ta có xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện để đi, chúng ta có máy tính để dùng trong các điều kiện không có điện. Cả trên máy bay, chúng ta có các loại pin lothium cỡ lớn để giúp toàn bộ khách hàng có thể xem tivi, xem phim và các hoạt động khác trên đó.
Với những đóng góp lớn lao như vậy, ông cùng hai nhà khoa học kỹ đã chia sẻ nhau giải thưởng Nobel về hoá học năm 2019. Tổng số tiền cho một lần trao giải Nobel là 999,999 usd. Như vậy mỗi ông sẽ chia sẻ 333,333 usd.
Xin nói thêm là, chúng ta vẫn thường nghĩ giải Nobel chỉ giành cho các giáo sư các nhà khoa học uyên bác nhưng thực tế chứng minh không hẳn vậy. Và ông Yoshino là một ví dụ điển hình. Ông chỉ làm công việc như các kỹ sư cơ khí chúng ta làm hằng ngày. Ông cống hiến cả đời để chế tạo ra được một loại pin. Ông chẳng có bài báo nào, cũng chẳng có công trình khoa học nào đáng kể được công bố trừ một bằng sáng chế tại Mỹ cho việc chế tạo thành công loại pin này. Điều này để thấy là khoa học không phải là một cái gì đó cao siêu, nó đi từ những thứ nhỏ góp nhiều thành lớn. Nó không đòi hỏi anh phải là giáo sư hay gì đó mới làm được. Lòng yêu nghề và say mê là rất quan trọng.
Mong là qua câu chuyện này các bạn trẻ kỹ sư cơ khí sẽ cố gắng hơn nữa biết đâu một ngày nào do các bạn sẽ đạt được những thành tựu rực rỡ góp phần thầy đổi công nghệ truyền thống hiện nay.
Nguồn tham khảo: wikipedia, Dancokhi.net