3 XU HƯỚNG TỰ ĐỘNG HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ - ideagroupvn.com

3 XU HƯỚNG TỰ ĐỘNG HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ

Ngành sản xuất ô tô là ngành tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tự động hóa, từ lâu các công cụ và máy móc tối tân đã được sử dụng rộng rãi trong ngành. Nhờ phát triển nền công nghiệp 4.0, tự động hóa càng có điều kiện thâm nhập vào các sàn nhà máy. Hiện nay, hầu hết những nhà máy sản xuất ô tô lớn trên thế giới đều thay thế các thao tác gia công bởi bàn tay con người sang tự động hóa bằng nhiều giải pháp mới như IIoT, điện toán đám mây,…

Bài viết này sẽ giới thiệu về 3 xu hướng tự động hóa có tác động sâu sắc đến một trong những ngành công nghiệp tỷ đô của thế giới – ngành sản xuất ô tô.

1.Ứng dụng cobots tăng cao

Cobots (robot cộng tác) là xu hướng phát triển đầu tiên trong lĩnh vực robot. Nhờ ưu thế vượt trội, chúng tổng hợp thành tựu tự động hóa và khả năng thao tác linh hoạt ngang bằng các nhân viên có trình độ cao, loại hình robot này trở thành thiết bị lý tưởng cho các ứng dụng sản xuất.

Cobots tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại, như hàn, sơn và phủ, cuối cùng là lắp ráp. Robots cộng tác có thể thực hiện công việc gần như hoàn hảo, rất hiếm khi sai sót, lại đặc biệt đảm bảo tính đồng đều và nhất quán, nhanh chóng và an toàn.

robots welding in an automobile factory

Về bản chất, robot có thể thực hiện công việc sản xuất liên tục trong thời gian dài mà không giảm chất lượng. Robot ít có khả năng bị hư hỏng trong công việc vì chúng thường đứng yên và giới hạn trong một nhóm chuyển động được lập trình sẵn. Tuy nhiên, nếu sảy ra sự cố, việc sửa chữa hầu như luôn luôn có thể thực hiện được. Trong khi đó, nếu một người gặp tai nạn lao động thì còn nghiêm trọng hơn nhiều.

BMW sử dụng cobots để cải thiện tính an toàn cho người lao động trong các nhà máy của mình, đồng thời nâng cao chất lượng hàng hóa và linh kiện. Các công ty khác cũng áp dụng tương tự như vậy bao gồm Nissan, Ford – đặc biệt là ở nhà máy Cologne, Đức – và nhiều công ty khác.

2.Công nghệ in 3D

Công nghệ bồi đắp vật liệu hay còn gọi là in 3D đang ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực ô tô. In 3D có thể thay thế CNC, kỹ thuật được cho là tốn kém và hao phí thời gian hơn. Các bộ phận bằng nhựa in 3D rẻ hơn và thời gian sản xuất trong nhà cũng ngắn hơn. Điều này có nghĩa là in 3D có hiệu quả về việc cắt giảm chi phí sản xuất, nhất là khi xử lý sản xuất các linh kiện phức tạp.

In 3D trong ngành công nghiệp ô tô cho phép nhà thiết kế thử nhiều phương án của cùng một chi tiết. Nhờ đó, chúng mang lại sự linh hoạt hơn, hiệu quả hơn đối với việc thực hiện các thay đổi trong bản thiết kế suốt quá trình đánh giá mô hình. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô luôn cập nhật được nhu cầu và xu thế thị trường.

Thực chất, không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp ô tô đã khai thác tiềm năng của công nghệ để sáng tạo và sản xuất các phụ kiện, phụ tùng hiện đại. Điều này đã diễn ra trong nhiều năm nay, vì báo cáo của Wohlers cho biết rằng năm 2015 phương tiện cơ giới chiếm 16,1% thị trường in 3D. Hằng năm, con số này tăng lên đáng kể.

Các công ty như Audi hiện sử dụng kỹ thuật bồi đắp để in các nguyên mẫu kim loại và phụ tùng cho hãng. Rolls-Royce, Porsche và một số hãng khác cũng đang cập nhật xu hướng này.

3.Xe tự lái và xe điện

Theo một báo cáo có tên Autonomous Vehicle Outlook của Allied Market Research, thị trường xe tự lái toàn cầu dự kiến ​​đạt 556,67 tỷ USD vào năm 2026 với mức tăng trưởng hàng năm là 39,4% từ năm 2019 đến năm 2026. Xe tự lái được kỳ vọng sẽ giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, các yếu tố như giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm phát thải CO2 và giảm tắc nghẽn là một số lợi ích chính của xe tự lái.

Empty cockpit of autonomous car, HUD(Head Up Display) and digital speedometer. self-driving vehicle.

Xe điện cũng đang trở nên nổi bật hơn khi xã hội cùng hướng tới các giải pháp hiệu quả hơn và lành mạnh hơn với môi trường. Với mỗi năm, xe điện ngày càng được cải tiến, có tính khả thi và tiết kiệm chi phí hơn. McKinsey cũng tuyên bố rằng vào năm 2030, thị phần xe điện có thể dao động từ 10 đến 50% tổng doanh số bán xe mới.

Tự động hóa là điều cần thiết để giữ vững sự phát triển cho các công ty ô tô trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Tự động hóa không chỉ là điều kiện để các doanh nghiệp bắt kịp xu thế mà còn nâng cao trải nghiệm của khách hàng, góp phần đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.