Cách đọc bản vẽ cơ khí của Nhật (JIS)

Việc đọc bản vẽ cơ khí của Nhật không phải ai cũng hiểu sâu và đọc đúng. Vậy phải làm thế nào để đọc bản vẽ đúng? Anh em hãy cùng mình tìm hiểu hướng dẫn cách đọc bản vẽ cơ khí của Nhật trong bài viết dưới đây nhé.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cơ khí của Nhật

Tiêu chuẩn JIS là gì?

Tiêu chuẩn JIS (tiếng Anh: Japanese Industrial Standards) là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản được sử dụng trong các hoạt động công nghiệp tại nước này.

Tiêu chuẩn JIS
Tiêu chuẩn JIS là gì

Khác với bản vẽ ở Việt Nam, bản vẽ của Nhật có bố trí hình chiếu cạnh – đứng và được sử dụng theo tiêu chuẩn JIS – phương pháp hình chiếu góc thứ 3 (hình minh họa). Ngoài ra, khi các chi tiết gia công phức tạp để thể hiện rõ yêu cầu cần gia công, người ta sẽ dùng bản vẽ cắt và bản vẽ trích.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cơ khí của Nhật (JIS)

Để hiểu được cách bố trí và xây dựng hình chiếu theo tiêu chuẩn JIS, anh em hãy theo dõi cách đọc dưới đây.

Cách đọc bản vẽ JIS

Giả sử khi có một thể chứa trong khối hộp hình chữ nhật với các mặt phẳng ký hiệu trên hình vẽ:

  • Nhìn từ hướng bên ngoài vào, anh em sẽ thấy vật thể xuyên qua các mặt phẳng và hiện lên các mặt của hình hộp chữ nhật với các đường tương ứng (có thể thấy hoặc khuất).
  • Nếu mở các mặt phẳng của hình hộp (hình minh họa phía dưới) sẽ có được các hình chiếu tương ứng của vật thể trên các mặt tương ứng.
  • Các mặt phẳng của hình hộp được trải trên cùng một mặt phẳng sẽ được các mặt phẳng chiếu của vật thể.

Suy ra, mỗi vật thể sẽ có 6 mặt phẳng tương ứng nhưng thường thì chỉ cần 3 mặt là đủ. Nếu là đơn giản là 2 hình chiếu, còn phức tạp thì cần lên tới 6 mặt phải chiếu và các hình cắt, trích mới thể hiện được hết vật thể. Trong đó, hình chiếu lúc nào cũng có hình chiếu chính mới có thể thấy bao quát được vật thể.

Vẽ hình chiếu từ vật thể sáng mô hình 2D

Ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn trên, anh em còn phải biết tưởng tượng về vật thể thì mới có thể vẽ được một cách chính xác và nhanh nhất.

– Từ vật thể, anh em sẽ vẽ được các hình chiếu 2D sau:

Hình chiếu 2d JIS

– Anh em sẽ vẽ và bố trí các hình chiếu tương ứng như trên.

Khi vẽ, anh em phải vẽ những mặt nào mà thể hiện rõ và dễ hình dung vật thể nhất. Đồng thời, hạn chế các hướng có nét đứt và số lượng hình chiếu vừa đủ để hình dung vật.

Từ hình chiếu mô hình 2D xây dựng vật thể thật

Để xây dựng thể thật từ hình chiếu 2D, các nhân viên kỹ thuật cần phải thành thạo quy tắc nhìn hình ở phần trên.

Từ bản vẽ 2D để xây dựng lên vật thể, anh em phải hình dung được vật thể dạng 3D. Đây là mục tiêu cuối cùng của việc đọc bản vẽ kỹ thuật.

– Từ hình chiếu 2D dựng vật thể như sau:

Xây dựng vật thể từ hình chiếu 2d

Khi bắt đầu dựng, anh em hãy nên phác thảo vật thể từ hình chiếu để hình dùng ra vật thể. Sau đó là dựa vào những hình còn lại để xây dựng vật thể tiếp theo, anh em có thể cắt bớt hoặc thêm khối.

Nguồn tham khảo: blog.mecsu.vn