Top 10 thương hiệu Robot công nghiệp hàng đầu thế giới

Ngành công nghiệp robot bao gồm các doanh nghiệp thiết kế, sản xuất và cung cấp các máy móc tự động hóa phục vụ mục đích công nghiệp. Việc sử dụng rô bốt công nghiệp ngày càng tăng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Với những lợi ích như tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, được kì vọng từ việc sử dụng robot công nghiệp.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Market Research Reports: “Thị trường robot công nghiệp toàn cầu dự kiến ​​đạt 42,29 tỷ USD đối với máy móc và 138,03 tỷ USD đối với hệ thống robot vào năm 2026, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép (CAGRs) 2019-2026 là 11,57% và 12,59%. Số lượng xuất ra hàng năm, dự kiến ​​sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép là 17,09% trong cùng kỳ, tăng lên hơn 1,51 triệu chiếc vào năm 2026.”

Robot công nghiệp là một loại máy, thiết bị có thể thực hiện thao tác, công việc một cách tự động, dưới sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình, cho các nhiệm vụ sản xuất công nghiệp.

Top 10 robot công nghiệp hàng đầu thế giới

Vị trí số 1: ABB Group (Thụy Sĩ)

  • ABB là Tập đoàn đa quốc gia, hoạt động đa ngành nghề: robot công nghiệp, điện, thiết bị điện và tự động hoá có trụ sở chính tại Thụy Sĩ.
  • Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất Robot, ABB cung cấp robot chủ yếu cho ngành sản xuất ô tô.
  • Tổng số Robot bán ra thị trường: > 400.000 sản phẩm
  • Doanh số bán hàng: 3.3 tỷ USD (2019)
  • Cánh tay robot của ABB đã rất quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Điển hình là nhà máy sản xuất ô tô của Vinfast tại Hải Phòng với hơn 1200 cánh tay robot ABB các loại.

Vị trí số 2: Robot Yaskawa (Nhật Bản)

  • Năm 1977, Yaskawa cho ra mắt robot công nghiệp chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên “Motoman”. Tới nay, các cánh ray Robot của Yaskawa đã phát triển mạnh mẽ với rất nhiều chức năng khác nhau: robot hàn, robot sơn, robot lắp ráp, robot vận chuyển, …
  • Yaskawa chủ yếu cung cấp cánh tay Robot cho ngành sản xuất ô tô. Tuy nhiên, hãng cũng bắt đầu phát triển các lĩnh vực khác như y tế, thực phẩm…
  • Tổng số lượng Robot đã bán: > 400.000 sản phẩm
  • Doanh số bán hàng: 210 tỷ Yên. (2019)
  • Robot cộng tác của Yaskawa đã xuất hiện khá nhiều ở thị trường Việt Nam. Với nhiều công ty con và văn phòng đại diện ở các thành phố lớn.

Vị trí số 3: KUKA – Midea Group (Đức-Trung Quốc)

  • 1973 KUKA bắt đầu chế tạo, sản xuất cho nghành công nghiệp ô tô, hóa chất, luyện kim với trụ sở tại Đức.
  • Năm 2017, tập đoàn Midea (Trung Quốc) thu mua KUKA với trị giá 5 tỷ USD.
  • Tổng số Robot đã bán: ~ 250.000
  • Doanh số bán hàng: 2,16 tỷ EURO (2019)
  • KUKA nổi bật với các sản phẩm Robot sáu trục đa dạng kích cỡ với tải trọng và tầm với khác nhau phục vụ đa dạng các ngành công nghiệp. Các sản phẩm phổ biến khác của các công ty là rô bốt trọng lượng nhẹ, robot chịu nhiệt và bụi bẩn, rô bốt xếp hàng,…

Vị trí số 4: FANUC (Nhật Bản)

  • Fanuc Corporation phát triển các ngành liên quan tới hàng không, ô tô, tàu và vũ trụ. Và cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực Robot và Hệ thống điều khiển tự động hóa: Robot cộng tác, Robot mini, Robot SCARA , Robot Delta, Robot hàn hồ quang, Robot xếp hàng và Robot sơn.
  • Tổng số lượng Robot đã bán: ~ 250.000
  • Doanh số bán hàng: 217.5 tỷ Yên (2019)
  • Tại Việt Nam, khi nhắc tới FANUC thì dân kỹ thuật thường nghĩ tới máy CNC và hệ điều hành cùng tên. Vì cánh tay robot ít xuất hiện.

Vị trí số 5: Kawasaki Heavy Industries (Nhật Bản)

  •  Kawasaki là công ty công nghiệp nặng, phát triển sản xuất đủ thứ, vì vậy nên cánh tay robot của Kawasaki cũng phục vụ đa dạng trong các ngành:  Hàng không vũ trụ, Khoa học Đời sống, Sản xuất Kim loại, Ô tô, Điện tử, Máy móc, Thực phẩm & Đồ uống, Nhựa & Cao su, Các ngành bán dẫn và Xưởng đúc.
  • Kinh nghiệm chế tạo Robot công nghiệp trên 45 năm.
  • Tổng số lượng Robot đã bán: 120.000
  • Doanh số bán hàng: 217.3 tỷ Yên (2019)

Vị trí số 6: Epson Robots (Nhật Bản)

  • Epson Robot thuộc Seiko Epson là nhà sản xuất robot SCARA đầu tiên trên thế giới. Sản phẩm Robot 6 trục đầu tiên ra mắt năm 2009.
  • Bắt nguồn từ việc tự động hóa dây chuyền sản xuất đồng hồ, Epson đã cho ra đời hơn 300 mẫu mã robot cỡ nhỏ, chính xác và tốc độ cao.
  • Tổng số lượng Robot đã bán: 45.000
  • Doanh thu chung trong mảng sản phẩm công nghiệp: 163,4 tỷ yên (2018)
Selective Compliance Articulated Robot Arm

Vị trí số 7: Stäubli (Thụy Sĩ)

  • Stäubli là một Công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo máy tự động hóa của Thụy Sĩ, tham gia vào lĩnh vực sản xuất Robot từ năm 1982.
  • Thế mạnh trong ngành máy móc dệt và vải sợi, đặc biệt là 4 ngành chính: Robotic Arms , Mobile Robots System, Software và Controllers.

Vị trí số 8: Nachi Fujikoshi Corporation (Nhật Bản)

  • Một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực Robot, tham gia vào thị trường cánh tay Robot từ những năm 1969.
  • Dẫn đầu về Robot hỗ trợ trong lĩnh vực Robot sản xuất ô tô, luyện kim.
  • Doanh số bán hàng của Robotics: ~ 26.13 tỷ Yên.

Vị trí số 9: Comau (Italia)

  • Công ty đa quốc gia có trụ sở chính đặt tại Italia. Comau đã phát triển robot laser đầu tiên cho GM vào nửa cuối những năm 80.
  • Robot Comau có sẵn trong hơn 40 ứng dụng công nghiệp khác nhau và trọng tải từ 3 đến 650 kg. Robot Comau được sử dụng trong các ứng dụng hàn, lắp ráp, đúc, liên động và xử lý vật liệu, cũng như trong các quy trình công nghệ tiên tiến và loại bỏ vật liệu.
  • Chuyên về Robot trong lĩnh vực hàn ghép
  • Tổng số lượng Robot đã bán: 32.000.

Vị trí số 10: Omron (Nhật Bản) tiền thân là Adept Technology Inc (USA)

  • Adept hành lập năm 1983 tại California, là tiên phong trong lĩnh vực công nghệ robot di duyển tự động
  • Có thế mạnh trong lĩnh vực Robot dựa trên công nghệ nhận dạng hình ảnh.
  • Năm 2015, được Omron (Nhật Bản) mua lại.
  • Tổng số lượng Robot đã bán: 30.000
  • Doanh số bán hàng chung cho hệ thống thiết bị tự động hóa bao gồm cả Robot: 352.8 tỷ Yên

RECENT POSTS: