Tổng Quan Về Barashi Bản Vẽ Chi Tiết (Phần 1/2)

Tin tức 16/12/2024

I. Khái niệm về Barashi

Để có được một cái máy, 1 thiết bị hay một dây chuyền thì phải trải qua nhiều công đoạn mới có được. Đầu tiên là ý tưởng thiết kế ⇒ Thiết kế bản vẽ lắp (2D hoặc 3D) ⇒ Làm bản vẽ chi tiết (hay còn được gọi là Barashi chi tiết) ⇒ Gia công ⇒ Lắp ráp ⇒ Kiểm tra ⇒ Đóng gói ⇒ Đưa vào sử dụng.

Nhân viên thiết kế của IDEA  đang thực hiện công việc Barashi

Công việc tách chi tiết từ 1 bản vẽ lắp 2D hoặc 3D vào một khung bản vẽ mới, ghi đầy đủ kích thước, dung sai, xử lý, ký hiệu,… thành một bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh. Công việc này được gọi là Barashi chi tiết. Sau này gọi tắt là Barashi.

Như vậy công việc barashi rất quan trọng. Công việc này được xem như là thiết kế chi tiết. Bản vẽ chi tiết sau khi barashi sẽ được mang đi gia công. Chất lượng, độ chính xác và khả năng làm việc của chi tiết phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của bản vẽ chi tiết, chẳng hạn:

  • Làm sai khích thước sẽ không lắp được.
  • Cho giá trị dung sai không hợp lý cũng có thể không lắp được.
  • Độ nhám của chi tiết chỉ thị không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của chi tiết và có thể làm cho sản phẩm mà máy này làm ra bị lỗi, chất lượng kém.
  • Các yếu tố ảnh hưởng khác.

II. Kiến thức cơ bản cần biết trước khi Barashi

*Vật liệu chi tiết: Vật liệu của chi tiết thường dùng nhất là các loại thép cacbon, SUS, hợp kim nhôm (gọi chung là vật liệu nhôm), các loại vật liệu nhựa như: POM, MC Nilon, PET,…Ngoài ra còn có một số loại vật liệu khác.

III. Hướng dẫn Barashi

3.1. Tiêu chuẩn khách hàng

Khi tiến hành làm bất cứ công việc gì của đơn hàng nào đó thì điều đầu tiên buộc phải làm là đọc kỹ tiêu chuẩn. Nắm rõ mọi nội dung trong tiêu chuẩn của khách hàng đưa ra.

3.2. Khung bản vẽ (Template)

Barashi thì buộc phải có khung bản vẽ, trước khi Barashi, nếu khung bản vẽ chưa có thì phải yêu cầu Quản lý dự án cung cấp khung bản vẽ.

Đối với các phần mềm thiết kế 3D như SoliWorks, Inventor, Catia, Creo,… Khi thay đổi khung bản vẽ hay là tỷ lệ bản vẽ thì sẽ được thay đổi tự động nên khá dễ, các thuộc tính cũng sẽ tự động được thay đổi theo.

Đối với các phần mềm thiết kế 2D như Autocad, Icad, BricsCad,… Khi thay đổi bản vẽ hay là tỷ lệ bản vẽ sẽ không thay đổi tự động được (Ngoại trừ các modun được cài đặt sẵn) nên phải tự mình thay thế, một số thuộc tính cũng sẽ không tự thay đổi được, điều này phải đặc biệt chú ý. Khi thay đổi thì toàn bộ thuộc tính hiệu chỉnh sao cho phù hợp với khung bản vẽ hiện tại.

3.3. Quy định về layer chuẩn

Mỗi khách hàng thường có một quy định riêng về layer và lúc làm việc phải tuân thủ đúng layer mà khách hàng đã quy định. Thông thường, đối với các phần mềm thiết kế 3D, layer được thiết lập sẵn, lúc Barashi sẽ tự động thay đổi, chỉ cần sử dụng đúng template khách hàng cung cấp là được. Còn đối với phần mềm thiết kế 2D, thì phải tuân theo quy định về layer của khách hàng.

Tiêu chuẩn về layer theo mỗi đơn hàng sẽ khác nhau, tùy vào khách hàng. Về cơ bản có những loại layer sau:

  • Layer đường bao ngoài: nét liền đậm (out line), độ dày thường là từ 0,25~0,3mm.
  • Layer nét khuất: nét gạch gạch (hiden line), độ dày thường là từ 0,18~0,2mm.
  • Layer đường tâm: nét chấm gạch (center line), độ dầy thường là 0,13~0,15mm.
  • Layer đường kích thước: có độ dày bằng layer nét khuất. Text ghi chú cũng thường dùng chung layer này.
  • Nét liền mảnh: dùng cho nét đường chân ren hay là chỉ thị cho nét cắt riêng phần, nét cắt break. Độ dày nét thường bằng với độ dày nét của đường tâm.
  • Nét 2 chấm gạch: dùng cho các đường tham chiếu, độ dày nét bằng với đường tâm.
  • Một số loại layer khác.

Chú ý: Đối với phần mềm Icad thì độ dày nét được chia theo 3 loại: Độ dày lớn, độ dày trung bình, độ dày nhỏ. Nếu không có chỉ thị từ khách hàng thì chúng ta chỉ dùng 2 loại là độ dày trung bình và độ dày nhỏ. Độ dày trung bình dùng cho đường bao ngoài, còn lại dùng độ dày nhỏ.

3.4. Góc chiếu, bố trí hình chiếu và gốc kích thước

*Góc chiếu: Khác với tiêu chuẩn Việt Nam, góc chiếu theo tiêu chuẩn JIS là từ gốc chiếu thứ 3.

*Cách bố trí hình chiếu trong bản vẽ
Thứ tự ưu tiên từ ① đến ⑤Thông thường trong bản vẽ Barashi và kể cả bản vẽ lắp, hình chiếu được bố trí chủ yếu theo từ ① đến ② (Hình chiếu chính ①, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh phải). Ngoài quy tắc bố trí hình chiếu như trên hình còn có quy tắc bố trí khác như:

  • Theo các hướng đã bố trí trong bản vẽ lắp
  • Theo quy tắc gia công

Khi bố trí hình chiếu trên bản vẽ, tùy thuộc vào trường hợp nào mà ta chọn cho phù hợp. Bản vẽ làm ra phải dễ đọc, dễ hiệu và tránh gây nhầm lẫn.

*Quy tắc bố trí hình chiếu một số chi tiết cơ bản
Chi tiết dạng trụ tròn thì bố trí nằm ngang, phần gia công nhiều để phía bên phải. (Bố trí theo quy tắc gia công)

Chi tiết có dạng dài thì bố trí nằm ngang.


*Các dạng chi tiết khác.
Frame: Bố trí theo hướng làm việc thực tế. Phía dưới là phần phía dưới nền đất.

Bracket, tấm bẻ

*Các tiêu chuẩn cơ bản

  • Tiêu chuẩn về lỗ ren, lỗ trơn, lỗ bậc, lỗ côn.
  • Tiêu chuẩn về các phụ kiện khác

Phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bước chi tiết thực hiện Barashi, mong mọi người tiếp tục đón đọc nhé.

VỀ IDEA:

IDEA chuyên cung cấp các dịch vụ thầu thiết kế máy, gia công cơ khí chính xác, đồ gá JIG, và chế tạo các loại máy tự động cho các doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ và FDI tại Việt Nam. Với 100% vốn Việt Nam, IDEA hoạt động trong bốn lĩnh vực chính: thiết kế máy, gia công cơ khí chính xác, chế tạo thiết bị tự động và phát triển robot/AGV, và thương mại, dịch vụ kỹ thuật.

Công ty có hai chi nhánh tại Việt Nam, một tại Nhật Bản và một tại Mỹ, với phương châm “đối ứng nhanh, chi phí thấp và chất lượng cao”. Sau hơn 15 năm phát triển, cùng với đội ngũ 250 nhân sự chuyên nghiệp, IDEA không ngừng cải tiến chất lượng và dịch vụ để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, và đã nhận được sự đánh giá cao từ đối tác toàn cầu. IDEA hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, với sứ mệnh đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp và nâng cao giá trị doanh nghiệp Việt.

Về Chúng Tôi

IDEA là doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam với hơn 15 năm kinh nghiệm, hoạt động trong sáu lĩnh vực chính: thiết kế máy và dây chuyền tự động hóa, gia công cơ khí chính xác, chế tạo thiết bị và máy móc tự động, xe tự hành (AGV), thương mại và dịch vụ kỹ thuật, cùng đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao. Với đội ngũ 250 nhân sự giàu kinh nghiệm cùng hai công ty con tại Việt Nam, một công ty tại Nhật Bản và một công ty tại Mỹ, chúng tôi không ngừng mở rộng quy mô toàn cầu.

Phương châm của chúng tôi là “Đối ứng nhanh – Chất lượng cao – Chi phí thấp”, mang đến giải pháp tối ưu giúp khách hàng nâng cao hiệu suất sản xuất và tiết kiệm chi phí đến 35%. Trải qua hơn 15 năm phát triển, IDEA tự hào là đối tác chiến lược của hơn 200 doanh nghiệp toàn cầu, đặc biệt tại thị trường Nhật Bản và Mỹ. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp sáng tạo, hiệu quả và bền vững, góp phần nâng cao giá trị sản xuất cho khách hàng.

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại: www.ideagroupvn.com

Tin tức liên quan

Tổng Quan Về Công Nghệ Gia Công Lỗ Sâu
20/12/2024 Tin tức
Tổng Quan Về Công Nghệ Gia Công Lỗ Sâu
I. CÓ BAO NHIÊU PHƯƠNG PHÁP KHOAN LỖ TRONG GIA CÔNG CƠ CHÍNH XÁC? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Gia công lỗ là phương pháp mở lỗ hình trụ bằng dụng cụ cắt, bao gồm gia công lỗ nông và gia công lỗ sâu. Trong ngành công nghiệp cơ khí chính xác, […]
Vận Dụng PokaYoke Trong Gia Công & Thiết Kế
20/12/2024 Tin tức
Vận Dụng PokaYoke Trong Gia Công & Thiết Kế
I. PokaYoke là gì? PokaYoke là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Nhật, mang ý nghĩa là phòng ngừa sai sót hay chống lỗi. Phương pháp này được phát triển bởi Shigeo Shingo, một nhà tư vấn quản lý, và được tích hợp vào hệ thống sản xuất của Toyota. Mục tiêu của Poka […]
Tổng Quan Về Barashi Bản Vẽ Chi Tiết (Phần 2/2)
17/12/2024 Tin tức
Tổng Quan Về Barashi Bản Vẽ Chi Tiết (Phần 2/2)
3.3. Các tiêu chuẩn cơ bản 3.3.1 Tiêu chuẩn về lỗ ren, lỗ tròn, lỗ bậc, lỗ côn Tài liệu thì tham chiếu với tài liệu “Tiêu chuẩn Kỹ thuật” về “Tiêu chuẩn ren”. 3.3.2 Tiêu chuẩn về các phụ kiện khác Tài liệu thì tham chiếu với tài liệu “Tiêu chuẩn Kỹ thuật” về […]
Tổng quan mô hình Offshore về Dịch vụ Thiết kế
16/12/2024 Tin tức
Tổng quan mô hình Offshore về Dịch vụ Thiết kế
Mô hình này tập trung vào việc cung cấp dịch vụ thiết kế từ xa, tận dụng đội ngũ kỹ sư tại các quốc gia có chi phí nhân sự thấp như Việt Nam, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Các kỹ sư thiết kế […]
Dịch vụ thiết kế máy móc: Việt Nam là sự lựa chọn hàng đầu
16/12/2024 Tin tức
Dịch vụ thiết kế máy móc: Việt Nam là sự lựa chọn hàng đầu
Ngành công nghiệp thiết kế máy móc tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật và công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cung cấp giải pháp chất lượng cao mà còn đảm bảo […]