Thiết kế bản vẽ cơ khí 2D, 3D là gì?

Bản vẽ cơ khí hay còn gọi là bản vẽ kỹ thuật là một sản phẩm của ngành kỹ thuật. Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện giao tiếp trong kỹ thuật, nó bao gồm các hình biểu diễn (như hình chiếu, hình cắt..), các số liệu thể hiện rõ kích thước, các yêu cầu kỹ thuật….. Bản vẽ kỹ thuật được vẽ theo một quy tắc thống nhất nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn… của vật thể.

Có hai loại bản vẽ kỹ thuật phổ biến đó là dạng 2D và 3D.

  • Bản vẽ hình chiếu hai chiều (hay bản vẽ 2D) : là kết quả của phép chiếu trực phương (tức là chiếu vuông góc với vật thực) trong không gian xuống mặt phẳng 2D.
  • Bản vẽ 3D: là bản vẽ vật thể thể hiện trong không gian 3 chiều dùng phép chiếu song song.

Phân loại bản vẽ kỹ thuật

  1. Bản vẽ chi tiết ( part drawing): Là bản vẽ riêng từng chi tiết thường đi kèm với một bản vẽ tổng thể. Bản vẽ này được dùng trong chế tạo, kiểm tra, lắp giáp và vận hành các chi tiết máy.
  2. Bản vẽ lắp ráp (assembly drawing) hay bản vẽ kết cấu (Structure Drawing): Gồm các hình biểu diễn thể hiện các hình dạng và kết cấu của nhóm bộ phận hay sản phẩm và những số liệu cần thiết để lắp ráp và kiểm tra. Nó dùng chủ yếu trong thiết kế, chế tạo và sử dụng sản phẩm.
  3. Bản vẽ tháo rời (explosive drawing):  Được vẽ theo kiểu không gian ba chiều với các chi tiết đã tháo rời và đang ở đúng vị trí sẵn sàng lắp ráp. Nó dùng để giải thích, quảng cáo, trình bày cho những người không chuyên về kỹ thuật.
  4. Bản vẽ sơ đồ (schema): Là bản vẽ phẳng gồm những ký hiệu đơn giản quy ước dùng để thể hiện nguyên lý hoạt động của máy móc. Một số bản vẽ sơ đồ phổ biến như là: Sơ đồ cơ cấu nguyên lý máy, sơ đồ mạch điện động lực, sơ đồ điều khiển PLC…

Vai trò của bản vẽ cơ khí 2D, 3D

Bản vẽ cơ khí được ví như kim chỉ nam có vai trò vô cùng quan trọng như:

  • Tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng với độ chính xác cao.
  • Làm cho quá trình gia công trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Sau khi sản phẩm hoàn thành, dựa vào bản vẽ cơ khí việc kiếm tra đánh giá trở nên đơn giản hơn.
  • Giúp cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả hơn.

Các phần mềm thiết kế CAD phổ biến

  1. Phần mềm Solidworks. Giao diện phần mềm Solidworks.
  2. Phần mềm Catia. Giao diện phần mềm Catia.
  3. Phần mềm Fusion 360. Giao diện phần mềm Fusion 360.
  4. Phần mềm AutoCAD. Giao diện phần mềm AutoCAD.
  5. Phần mềm Inventor.
  6. Phần mềm Creo Parametric.
  7. Phần mềm Onshape.
  8. Phần mềm Solid Edge.

Các tiêu chuẩn dùng trong bản vẽ cơ khí 2D, 3D

  • Phép chiếu
  • Bố trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật
  • Quy định về đường nét trên bản vẽ kỹ thuật (Bao gồm nét liền đậm, nét đứt, chấm gạch mảnh, đường trục và đường tâm, nét liền mảnh)
  • Tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật
  • Khung vẽ kỹ thuật
  • Khung tên trên bản vẽ kỹ thuật
  • Kiến thức cơ bản của bản vẽ ghi kích thước
  • Ký hiêu độ nhám bề mặt trên bản vẽ kỹ thuật
  • Trình tự đọc bản vẽ kỹ thuật

Như vậy chúng ta được cùng nhau tìm hiểu về thiết kế bản vẽ cơ khí 2D, 3D rồi, hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn!!!

Xin chân thành cảm ơn.

RECENT POSTS: