Robot ‘xâm chiếm’ nhà máy Trung Quốc, tương lai của ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Các nhà máy tại Trung Quốc ngày càng chuyển sang tự động hóa hoàn toàn bằng robot trước bối cảnh nước này đang dần ít lao động.

Tại một nhà máy sản xuất lò vi sóng của Midea ở thành phố Phật Sơn, miền nam Trung Quốc, những cánh tay robot màu cam đang chuyển động linh hoạt, lắp ráp các thành phần với độ chính xác cực cao. Xung quanh, hầu như không hề có bóng một người nào.

Các nhà máy Trung Quốc đang tăng tốc tự động hóa bằng robot. Ảnh: SCMP.
Các nhà máy Trung Quốc đang tăng tốc tự động hóa bằng robot. Ảnh: SCMP.

Ở Trung Quốc, cảnh tượng này ngày càng phổ biến tại các nhà máy. Những cánh tay robot, camera giám sát tích hợp công nghệ thị giác máy tính phiên bản mới nhất, những robot vận chuyển… tạo nên một quy trình sản xuất khép kín. Con người gần như bị loại bỏ khỏi các dây chuyền này, ngoại trừ 1 – 2 kỹ sư điều khiển hệ thống. Thậm chí, dây chuyền không cần đến người trực tại đó, vì mọi thứ có thể được vận hành qua ứng dụng trên smartphone từ xa và chủ động.

“Nếu dây chuyền này trước đây cần 16 người để vận hành, giờ chỉ còn 4 người”, Xu Nian’en, Giám đốc phụ trách nhà máy Midea tại thành phố Phật Sơn, cho biết. Ông cũng tiết lộ Midea đã đầu tư 4 tỷ nhân dân tệ (622 triệu USD) để nâng cấp robot trong 5 năm. Kết quả là mức độ hiệu quả của nhà máy tăng 62%, nhưng cũng khiến 50.000 công nhân bị điều chuyển hoặc mất việc.

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc số hóa nhanh chóng, các nhà máy của Midea là đại diện cho bức tranh tổng thể về tương lai sản xuất tại Trung Quốc – quốc gia được ví là “công xưởng của thế giới”. Thực tế, hàng nghìn nhà máy trên khắp Trung Quốc đã sẵn sàng cho một tương lai ít nhân lực, bằng cách đầu tư vào tự động hóa, robot và kỹ thuật số hóa. Chẳng hạn, Midea có kế hoạch thay thế 30% nhân viên tuyến đầu của mình trong ba năm tới với bằng các cỗ máy tự động hóa.

Cánh tay robot lắp ráp lò vi sóng của Midea. Ảnh: Handout.
Cánh tay robot lắp ráp lò vi sóng của Midea. Ảnh: Handout.

Trung Quốc là thị trường robot công nghiệp lớn nhất thế giới kể từ năm 2013. Với sự thúc đẩy của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc tự động hóa ngày càng được thúc đẩy. “Quá trình số hóa đồng nghĩa với việc thay đổi khả năng cạnh tranh cốt lõi của một quốc gia ở cấp độ cơ bản”, Zhu Min, cựu Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế và là người đứng đầu Viện Nghiên cứu Tài chính Quốc gia của Đại học Thanh Hoa, cho biết.

Theo ông Min, việc áp dụng robot tạo nên sự thay đổi lớn. “Giờ đây, giá nhân công lắp ráp một chiếc điều hòa như của Midea chỉ khoảng 10 nhân dân tệ (1,6 USD), mức không thể tưởng tượng nổi trong quá khứ”, ông Min lấy ví dụ.

Việc các nhà máy áp dụng robot cũng đến từ bối cảnh giá lao động đang tăng cao tại Trung Quốc. Theo NBS, mức lương trung bình hàng năm của lao động làm việc các công ty tư nhân ở thành thị tại Trung Quốc tăng gần gấp ba lần, từ 20.759 nhân dân tệ vào năm 2010 lên 57.727 nhân dân tệ (9.000 USD) vào năm 2020. Đối với lĩnh vực sản xuất, mức lương trung bình hàng năm của công nhân 74.641 nhân dân tệ (11.713 USD) vào năm 2020, trong khi ở thời điểm 2017, con số này là 58.049 nhân dân tệ (9.100 USD).

Tuy vậy, nếu tính mật độ robot so với lực lượng lao động, Trung Quốc vẫn thấp hơn các nước. Theo số liệu của Liên đoàn Robot Quốc tế, nước này hiện đạt tỷ lệ 187 robot/10.000 công nhân, trong khi Singapore cao nhất với 918 robot/10.000 công nhân, theo sau là Hàn Quốc với 868 robot/10.000 công nhân.

Tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, công xưởng đang dần dần áp dụng công nghệ robot vào sản xuất thực tế, thế nhưng trên 97% các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, nên gặp nhiều khó khăn thách thức về nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và năng lực đổi mới sáng tạo còn rất thấp. Mối liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức khoa học và công nghệ còn hạn chế, chưa hiệu quả.

nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM: Ông Nguyễn Thiện Nhân có chuyến thăm tại công ty IDEA để tìm hiểu về sản phẩm robot của IDEA.

Với tình hình nêu trên, Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn giữa nhu cầu và khả năng ứng dụng Công nghệ robot & Cơ điện tử trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất đang cần những doanh nghiệp có chuyên môn về công nghệ robot, các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ cùng phối hợp để trả lời câu hỏi “Ai?” và “Làm như thế nào?” để giải quyết những thách thức này.

Nếu như các bạn còn đang phân vân, thắc mắc về ngành công nghệ robot, hãy đến với IDEA, Công ty IDEA là doanh nghiệp khoa học công nghệ, thế mạnh về robot và tự động hóa, 4.0 đứng đầu cả nước. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để được tư vấn miễn phí, giới thiệu về sản phẩm robot của IDEA.

Sản phẩm của IDEA cam kết chất lượng nhật bản.


Nguồn : vnexpress.net, Vietnamnet.com

Bài viết mới nhất: