HỆ THỐNG NÂNG HẠ THUỶ LỰC

I. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thuỷ lực

Trong một cơ cấu thủy lực, chất bôi trơn cho các bề mặt tiếp xúc và làm môi chất để truyền lực thường được sử dụng là dầu. Môi chất là dầu sẽ được luân chuyển bên trong một hệ thống kín tuần hoàn nhờ vào bơm dầu cùng các cơ cấu điều khiển.

Khi động cơ điện hoặc Diezen làm quay bơm dầu, dầu thủy lực trong két dầu sẽ được nén và đẩy đến các cơ cấu khác trong hệ thủy lực. Áp suất dầu sẽ bị khống chế bởi van an toàn hệ thống. Nó giúp cho thiết bị hoạt động an toàn và duy trì tuổi thọ bền bỉ.

Cơ cấu hệ thống thủy lực (Hình minh họa)

Lúc này, dầu thủy lực được đưa đến cơ cấu chấp hành nhờ lưu lượng và áp suất do bơm thủy lực sinh ra. Từ đó, chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến trong cơ cấu chấp hành sẽ được hoạt động. Sau khi truyền năng lượng, dầu thủy lực sẽ được đưa qua giàn tản nhiệt và trở về két chứa, tiếp tục một vòng truyền năng lượng mới.

II. Cấu tạo của cơ cấu nâng hạ thủy lực

Cơ cấu nâng hạ thủy lực cơ bản cần có 3 bộ phận chính để đảm bảo yếu tố an toàn như sau: Hệ thống thủy lực, khung thủy lực, mặt bàn nâng,… Mỗi bộ phận có một chức năng riêng, đảm bảo việc hoạt động nâng hạ diễn ra trơn tru và an toàn.

Hệ thống thuỷ lực gồm các thành phần cơ bản sau:

  • Động cơ thủy lực: Bộ phận này thường được nhập khẩu từ nước ngoài, có chức năng chính biến đổi động năng thành cơ năng, thực hiện chuyển động tịnh tiến.
  • Hệ thống xi lanh: Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu nâng hạ, kích thước xi lanh thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với trạng tải sử dụng. Có 2 loại xi lanh được sử dụng là xi lanh đơn và xi lanh kép.
  • Van phân phối: Nó có khả năng đổi nhánh dòng chảy ở các nút của đường ống và chỉ cho phép dòng chảy dịch chuyển ở một đường ống nhất định. Vì vậy, cơ cấu nâng hạ thủy lực có thể vận hành ổn định và quá trình nâng hạ thủy lực diễn ra theo quy luật đặt ra. Van phân phối có cấu tạo gồm 3 phần chính: thân van, nam châm điện và con trượt.
  • Cơ cấu phân phối: cơ cấu này chính là nơi tập trung đa số các đầu nút trong các đường ống lưu thông chất lỏng.

III. Ứng dụng của cơ cấu nâng hạ thủy lực

  • Trong ngành xây dựng: Cơ cấu này là bộ phận quan trọng trong nhiều loại máy móc công trình như: máy ủi, máy múc, máy ép cọc, hay cần cẩu…
  • Trong ngành sửa chữa: Tại các gara ô tô và các trung tâm sửa chữa xe máy có rất nhiều thiết bị sử dụng cơ cấu nâng thủy lực như: cầu nâng ô tô, bàn năng xe máy,….

Trong thiết bị xe tự hành AGVIDEA, hệ thống nâng hạ thuỷ lực được ứng dụng vào cơ cấu nâng hạ càng nâng Pallet của dòng IGR-PTA và hệ thống bàn nâng của dòng IGR-AMR.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT