GIỚI THIỆU CÁNH TAY ROBOT SCARA

Robot Scara là loại cánh tay robot được phát minh bởi Giáo sư Hiroshi Makino tại đại học Yamanashi, Nhật bản vào năm 1978.

Có thể hiểu khái niệm SCARA theo hai định nghĩa sau:

  • Thứ nhất, Scara (Selective Compliance Assembly Robot Arm) có nghĩa là cách tay Robot lắp ráp tuân thủ có chọn lọc. Đây là định nghĩa được dùng phổ biến nhất hiện nay.
  • Thứ hai, Scara (Selective Compliance Articulated Robot Arm) có nghĩa là cách tay Robot khớp nối tuân thủ có chọn lọc. Đây là định nghĩa sau này của nó. Định nghĩa này được đưa ra khi nó được đưa vào áp ứng cho các nhiệm vụ khác nằm ngoài nhiệm vụ lắp ráp trước đó mà nó được thiết kế.

Ngày này, Robot Scara được đưa vào ứng dụng đa dạng và phong phú trong một loạt các nhiệm vụ công nghiệp khác nhau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa của Robot Scara, chúng ta cùng nhau phân tích sâu hơn về chữ “SCARA” nhé!

  • “SC” (Selective Compliance Articulated) trong cụm từ Scara có nghĩa là “Tuân thủ có tính chọn lọc”. Trong lĩnh vực Robot, tuân thủ có nghĩa là linh hoạt trong một hoặc nhiều khớp của nó. Nó sẽ thay đổi vị trí làm việc theo ý của bạn khi có sự tác động có chủ đích và nó sẽ không quay về vị trí ban đầu hoặc không cố định tại 1 chỗ.
  • “RA”(Robot Arm) trong Scara có nghĩa là “cách tay Robot”, điều này dễ hiểu và không cần giải thích quá nhiều phải không ạ!

Ban đầu Scara được thiết kế chủ yếu cho ứng dụng lắp ráp và sau đó thì dần được ứng dụng rộng rãi trong các dây chuyền phân loại sản phẩm, hàn mạch điện, cắt lazer…và gần đây nhất là ứng dụng vào in 3D.

Robot Scara tuân thủ theo trục XY và được cố định tại trục Z, điều này khiến nó có được sự cứng vững và tốc độ hoạt động nhưng lại có một nhược điểm là đầu công tác không xoay được theo góc nghiêng so với trục của máy.

GIẢI PHÁP DELTA SCARA ROBOT CHO DÂY TRUYỀN SẢN XUẤT – THIẾT BỊ DELTA

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG SCARA

  • Ưu điểm: Vì chỉ có 3 hoặc 4 trục, trong đó chỉ có 2 khớp phối hợp đồng thời nên tốc độ SCARA rất nhanh và linh hoạt. So về tốc độ thì SCARA có tốc độ thấp hơn robot nhện Delta nhưng nhanh hơn hẳn Robot Arm 6 trục.

Là hệ thống được thiết kế chủ yếu cho ứng dụng lắp ráp nên SCARA có độ chính xác lặp lại khá cao, chỉ ±0.01mm.

  • Nhược điểm: Như đã đề cập ở trên, nhược điểm của SCARA nằm ở độ linh hoạt của trục Z. Do bị cố định chuyển động của trục Z nên SCARA chỉ chuyển động được phần cánh tay còn về gốc thì không thay đổi được.

Một điểm lưu ý nữa là SCARA là robot có tải trọng khá thấp, thường dưới 30 kg, nhưng với tải trọng này thì lại là lợi thế hơn so với robot Delta.Tất cả chuyên mục

RECENT POSTS: