CẤU TẠO, ĐẶC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA CẢM BIẾN TIỆM CẬN

Giống như tên gọi của nó, cảm biến tiệm cận (Proximity Sensors) là cảm biến nhận biết được đối tượng khi đối tượng đó tới gần nó (thường dưới 30mm) mà không cần tiếp xúc trực tiếp với cảm biến.

Nó phát hiện vật thể dựa trên những mối quan hệ vật lý giữa cảm biến và vật thể cần phát hiện sau đó chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất hiện của vật thể thành tín hiệu điện.

Do không cần tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần nhận biết nên cảm biến tiệm cận hoạt động rất tốt và tin cậy kể cả trong môi trường khắc nghiệt.

Phân loại cảm biến tiệm cận

Dựa vào nguyên lý chuyển đổi tín hiệu môi trường thành tín hiệu điện của cảm biến, người ta chia cảm biến tiệm cận thành 3 loại cơ bản như sau:

  1. Hệ thống sử dụng từ trường xoáy được phát ra từ vật thể kim loại để chuyển tín hiệu đó thành tín hiệu điện được gọi là cảm biến điện từ, hay còn gọi là Proximity Sensor.
  2. Hệ thống ứng dụng sự thay đổi điện dung khi vật thể cần phát hiện đến gần gọi là cảm biến điện dung, hay còn gọi là Capacity Sensor.
  3. Hệ thống sử dụng nam châm và công tắc từ gọi là cảm biến từ.

Trên thị trường thường cung cấp các loại cảm biến trên với 2 tùy chọn:

  • Có vỏ bảo vệ phần đầu bằng kim loại
  • Ưu điểm: Hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt, có tia lửa điện, hồ quang điện, ít bị nhiễu.
  • Nhược điểm: Khoảng cách nhận biết bị thu ngắn lại.
  • Loại không có vỏ kim loại bảo vệ phần đầu:
  • Ưu điểm: Khoảng cách nhận biết xa, tín hiệu nhạy.
  • Nhược điểm: Do quá nhạy với sự thay đổi nên loại này hay bị nhiễu do môi trường xung quanh và do không có đầu bảo vệ nên đầu cảm biến thường dễ bị hư hỏng.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu tổng quan cấu tạo, đặc điểm, nhưng dòng cảm biến tiệm cận hiện nay, hy vọng bài viết này phần nào giúp ích được cho các bạn.

RECENT POSTS: