Top 08 công ty tự động hóa | Trong các cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng lần đầu ở thế kỷ XVIII đã khai sinh ra nền công nghiệp cơ khí, dây chuyền sản xuất hàng loạt ra đời.
Cuối thế kỷ XIX, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 bắt đầu, dựa trên công nghiệp điện – cơ khí. Tự động hóa sản xuất cũng bắt đầu xuất hiện, tuy mới chỉ là tự động hóa cục bộ nhưng nó đã biến khoa học thành 1 ngành lao động đặc biệt. Cũng chính trong cuộc cách mạng này, sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt.
Vào khoảng những năm 1969, cuộc cách mạng thứ 3 xuất hiện. Ngành công nghệ thông tin với ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất phát triển mạnh. Đây cũng là thời kỳ của máy tính và Internet. Các ngành sản xuất bắt đầu kết nối với nhau.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 chính là cuộc cách mạng chúng ta đang thực hiện – “Industrie 4.0”. Nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều tạo ra những giá trị quan trọng, đưa xã hội lên 1 tầm cao mới.
Trong xu hướng chung đó, rất nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội, định hướng và phát triển công ty thành những tập đoàn đa quốc gia có doanh thu lên đến vài chục tỷ USD mỗi năm, Vậy bạn có biết được những công ty tự động hóa lớn trên thế giới không. Cùng mình tìm hiểu nhé.
I. Tập đoàn ABB (Thụy Sĩ)
ABB là một công ty đa quốc gia của Thuỵ Sĩ. Công ty có trụ sở tại Zurich, Thuỵ Sĩ. Nó hoạt động chủ yếu trong ngành robot, điện, thiết bị điện nặng và công nghệ tự động hoá. Công ty được xếp hạng thứ 341 trong danh sách Fortune Global 500 năm 2018. ABB là một trong công ty lớn nhất thế giới. Được thành lập năm 1988, trải qua 35 năm phát triển đến nay doanh thu mỗi năm của ABB đã đạt được 39 tỷ USD (2012).
Link trang web: Tại đây
II. Tập đoàn Schneider (Pháp)
Năm 1836, tại Pháp tập đoàn Schneider ra đời, đến nay Schneider Electric là chuyên gia toàn cầu về quản lý năng lượng và tự động hóa.
Với các dòng sản phẩm đa dạng, rộng rãi, công suất từ nhỏ đến lớn mang lại nhiều ứng dụng cho dân dụng và công nghiệp. Nhờ vào chất lượng hàng đầu, thương hiệu nổi tiếng thế giới, các thiết bị điện của Schneider hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến ở các công trình cao cấp.
Sản phẩm của Schneider Electric có mặt trên toàn cầu tại hơn 100 quốc gia, giúp các doanh nghiệp quản lý năng lượng và chu trình sản xuất – kinh doanh một cách an toàn, tin cậy.
Link trang web: Tại đây
III. Omron (Nhật)
OMRON được thành lập tại Nhật bản năm 1933, hiện tại có trên 25.000 nhân viên và doanh số bán hàng trên 5 tỷ USD mỗi năm. OMRON được coi là một trong những hãng điện tử hàng đầu thế giới về công nghệ tự động hoá. Các thiết bị tự động của OMRON có chất lượng cao, được sản xuất với công nghệ mới nhất và rất đa dạng: từ công tắc đơn giản, rơ le các loại, bộ định giờ, bộ đếm, cảm biến, kiểm soát nhiệt độ,… cho tới các thiết bị điều khiển chương trình hiện đại. Tất cả có gần 20.000 mặt hàng khác nhau, liên tục được cải tiến.
Link trang web: Tại đây
IV. Siemens (Đức)
Siemens là công ty đứng đầu thị trường và dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trên các lĩnh vực Nguồn điện, Quản lý Điện năng, Dịch vụ Nguồn điện, Hệ thống vận chuyển, Công nghệ tòa nhà, Nhà máy số, Công nghiệp Quy trình và Truyền động, và Y tế. Với gần 303.000 nhân viên tại hơn 200 quốc gia trên toàn cầu, Siemens đạt doanh thu 62,3 tỷ euro và lãi ròng 6,7 tỷ euro trong năm tài chính 2021.
Link trang web: Tại đây
V. Beckhoff (Đức)
Beckhoff là một trong những nhà tiên phong của tự động hóa dựa trên PC: hệ thống điều khiển PC đầu tiên được chuyển giao vào đầu năm 1986. Các PC công nghiệp của Beckhoff được tích hợp bởi nhiều công nghệ mới trong những năm gần đây. Kết hợp với phần mềm tự động hóa TwinCAT, cung cấp một hệ thống điều khiển hiệu suất cao cho các chức năng PLC, NC và CNC.
Link trang web: Tại đây
VI. Honeywell (Mỹ)
Là một tập đoàn lớn của Mỹ, công ty chuyên sản xuất và thương mại một loạt các sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ kỹ thuật, và hàng không vũ trụ, hệ thống cho nhiều khách hàng, từ người tiêu dùng tư nhân cho các tập đoàn lớn và các chính phủ. Dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và chế tạo, với tổng doanh thu năm 2011 hơn 36,5 tỷ USD, xếp hạng 75 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới.
Link trang web: Tại đây
VII. Mitsubishi Electric (Nhật)
Tập đoàn Mitsubishi Electric đã tham gia kinh doanh sản xuất từ những năm 1921, đến nay số lượng nhân viên toàn cầu đã đạt 146.000 người với tổng doanh thu tính đến tháng 03 năm 2022 là khoảng 30 tỷ USD
Về mạng tự động hóa công nghiệp, Mitsubishi electric cung cấp hàng loạt công nghệ tự động hóa và xử lý đa dạng, bao gồm bộ điều khiển, Sản phẩm dẫn động, Sản phẩm điều khiển và phân phối điện, máy phóng điện, máy gia công bằng chùm tia điện tử, máy gia công laser, bộ điều khiển số bằng máy tính và robot công nghiệp, Mitsubishi Electric giúp mang lại năng suất và chất lượng cao hơn cho nhà máy.
Link trang web: Tại đây
VIII. Rockwell Automation (Mỹ)
Là một nhà cung cấp tự động hóa công nghiệp của Mỹ với các thương hiệu bao gồm Allen-Bradley, phần mềm FactoryTalk và Dịch vụ LifecycleIQ. Có trụ sở chính tại Milwaukee, Wisconsin, Rockwell Automation có khoảng 25.000 nhân viên và có khách hàng tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, Doanh thu mỗi năm ước tính đạt 7 tỷ USD (2021).
Link trang web: Tại đây
Trên đây là top 08 Công ty tự động hóa lớn của thế giới được mình tổng hợp lại, nếu có bất kỳ ý kiến nào có thể để lại comment bên dưới bài viết nhé!!!
VỀ IDEA:
IDEA chuyên cung cấp các dịch vụ thầu thiết kế máy, gia công cơ khí chính xác, đồ gá JIG, và chế tạo các loại máy tự động cho các doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ và FDI tại Việt Nam. Với 100% vốn Việt Nam, IDEA hoạt động trong bốn lĩnh vực chính: thiết kế máy, gia công cơ khí chính xác, chế tạo thiết bị tự động và phát triển robot/AGV, và thương mại, dịch vụ kỹ thuật. Công ty có hai chi nhánh tại Việt Nam, một tại Nhật Bản và một tại Mỹ, với phương châm “đối ứng nhanh, chi phí thấp và chất lượng cao”.
Sau hơn 15 năm phát triển, cùng với đội ngũ 250 nhân sự chuyên nghiệp, IDEA không ngừng cải tiến chất lượng và dịch vụ để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, và đã nhận được sự đánh giá cao từ đối tác toàn cầu. IDEA hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, với sứ mệnh đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp và nâng cao giá trị doanh nghiệp Việt.